Thứ bảy , Ngày 28 Tháng 12 Năm 2024
Cập nhật lúc: 27/10/2015

Kỷ niệm 71 năm, ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2015) và 26 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân (1989 – 2015)

TRUYỆN NGẮN: LÁ BÀNG VUÔNG Qua 4 ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã trải qua biết bao cuộc chiến tranh tàn phá nặng nề. Trong đó cuộc chiến tranh chống Pháp và Mĩ là tàn khốc nhất, biết bao thế hệ người Việt Nam đã hy sinh xương máu để dành lại độc lập tự do cho dân tộc. Để lại hậu phương bao người thân của họ cũng phải gánh chịu những nỗi đau không thể bù đắp được do hậu quả do chiến tranh để lại. Hy sinh, mất mát là vậy nhưng mỗi khi Tổ quốc bị ngoại xâm thì các thế hệ người Việt Nam lớp cha trước, lớp con sau lại nối bước nhau lên đường bảo vệ Tổ quốc.

Sau những giờ tuần tra vất vả trên đảo, từng tốp lính lại tập hợp dưới tán cây bàng vuông để tán gẫu, tiếng cười nói, tiếng đàn ghi ta của lính hòa vào tiếng sóng vỗ rì rào của biển cả. Không khí càng sôi động hơn khi một cậu lính cầm một sấp thư, báo vừa chạy đến vừa hô to. Báo đây, thư đất liền gửi ra các cậu ơi.Tốp lính đang đàn hát ùa theo, thư đâu? Tớ có thư không. Anh lính trẻ nói: Bình tĩnh nào, Anh Bàng ơi, anh có thư này. Ấy chà gửi anh Nguyễn Văn Bàng. Thủ trường ơi! Hôm nay, Thủ trưởng kể cho chúng em nghe đi, tại sao Thủ trưởng lại được đặt tên là Bàng một loài cây mọc tận ngoài đảo xa này?

Bàng cười nói: Thôi được, các cậu ngồi lại đây tớ kể cho mà nghe. Thế rồi Bàng say sưa kể về hoàn cảnh gia đình mình ở hậu phương, cái thời bố anh cũng mặc áo lính, xông pha trận mạc, đó là một miền quê Bắc bộ yên bình, có cây đa bến nước, sân đình, có ngôi nhà nhỏ lợp mái rạ nằm dấu mình dưới mấy cụm tre làng, có hàng rào tre dẫn xuống bếp. Nơi ấy có bà Thép, tức mẹ Quy và vợ Quy tên là Mai, tức là mẹ anh, hai người đàn bà ở hậu phương nóng lòng chờ tin con, tin chồng về chiến dịch giải phóng biến đảo Trường Sa năm1975. Ngồi cùng con dâu, bà Thép hỏi con. Mai này, nếu mẹ không lẫn thì thằng Quy nhà mình nó nhập ngũ được gần 8 tháng rồi con nhỉ. Mai xòe 10 đầu ngón tay ra đếm và nói: Vâng, gần được 1 năm rồi mẹ ạ. Bà Thép: Thật tội cho thằng bé sinh ra trong thời buổi đất nước bị chiến tranh, vừa cưới vợ ở với nhau chưa trọn tuần trăng mật đã vội xách ba lô ra trận, rõ khổ rồi tên bay đạn lạc như vậy, con tôi không biết ra sao?

Mai thở dài…nói theo: Mấy ngày nay con cũng thấy nóng ruột chắc anh sắp về rồi mẹ ơi. Bà Thép mắng yêu cô con dâu rồi bỏ vào nhà: Chị cũng lì thật cơ đấy, không chịu sinh cho tôi một đứa cháu để tôi bế, tôi bồng.

Mai: Cười! Mẹ ơi, mẹ cứ đợi đấy đến lúc anh về bọn con đẻ cả đàn cháu mẹ có nuôi nổi không. Nói xong Mai thấy đỏ mặt, cô cười khúc khích đi về phía bếp.

Ngoài mặt trận Quy lập được chiến công, trong chiến dịch mở màn giải phóng đảo Song Tử Tây, thuộc quần đảo Trường Sa, anh được đơn vị thưởng 7 ngày nghỉ phép. Trước khi được điều vào chiến trường Miền Nam. Quy đeo ba lô, đội mũ giải phóng bước vào hớn hở gọi mẹ, gọi vợ: Mẹ ơi! Mai ơi anh về rồi đây! Bà Thép nghe tiếng con về mừng rỡ chạy ra sân gọi với: Mai ơi, thằng Quy nó về rồi này. Mai từ phía bếp chạy lại ôm Quy và nói: Anh Quy, sao bây giờ anh mới về ? mặc cho những giọt nước mắt ướt đẫm vai chồng. Quy vỗ về vợ: Thôi nào anh đã về với mẹ và em rồi còn gì! Bà Thép mắng yêu con trai: Cha tông ninh nhà anh, anh chỉ được cái giống tính cha anh như đúc. Quy cười nói: Mẹ, em, đây này, anh còn đem nhiều quà nữa cơ, chiến lợi phẩm của lính đấy; nào là đá san hô cho mẹ trưng lên bàn thờ bố; mấy con ốc này của em, thổi kêu hay lắm! Quy thổi te- te- te. Mai thấy trong ba lô còn có một bịch bao kín cô hỏi. Còn bịch gì đây anh?.Quy: À đây là một cây Bàng vuông, loại cây này có sức sống rất mãnh liệt, biển đảo khắc nghiệt như vậy mà nó vấn mọc xanh tốt, che chở cho đảo trước những cơn sóng to bão lớn. Cảm phục về sức sống của nó anh đã nhổ một cây bàng con đưa về nhà mình để trồng vừa làm kỷ niệm, vừa thể hiện sự gần gũi giữa đất liền với biển đảo quê hương em ạ. Thôi anh với em mang cây bàng ra ngõ trồng luôn kẻo nó héo, bà Thép nói với theo: Mai ơi! Con ra chuồng bắt con gà giò làm cơm cho bố nó ăn con ạ. Mai nhanh nhảu đáp: Vâng ạ, rồi cùng chồng đem cây bàng ra trồng ngoài đầu ngõ.

          Sau 7 ngày nghỉ phép ngắn ngủi, Quy lại tạm biệt mẹ và vợ lên đường để tham gia chiến dịch giải phóng Miền Nam. Thời gian thấm thoát thoi đưa Quy lao vào các trận đánh khốc liệt, mẹ và vợ anh ở hậu phương cũng bận mải với công việc đồng án và luôn hướng về tiền tuyến.

          Bà Thép cầm dễ quét sân, cô con dâu ngồi khâu áo trước cửa nhà, bà nói với con dâu: Đợt này chuyện đồng áng cũng bớt, mẹ nó xem tranh thủ viết lá thư hỏi xem tình hình sức khỏe, trận mạc của thằng bé thế nào? Có lẽ từ hồi nó đi lại đến nay đã được gần 2 tháng rồi còn gì? Hình như mẹ thấy chị dạo này cũng khác rồi đấy! Sắp có em bé rồi phải không? Mai thò tay vào túi lấy ra lá thư cô đã viết sãn  vẻ xấu hổ cô nói: Mẹ con cũng thấy vậy! Đây lá thư con mới viết đêm qua để con ra huyện bửi cho anh mẹ nhá. Bà Thép: Ừ đi ngay đi con, kẻo nó mong. Mai đi ra ngõ, đến cây bàng xanh tốt ngoài đầu ngõ cô dừng lại, ngắt một lá bàng lấy chiếc kẹp tóc trên đầu cô khắc mấy hàng chữ trên lá bàng, rồi gấp gọn vào trong lá thư cô gửi cho chồng.

Năm 1975, Miền Nam đã hoàn toàn giải phóng, xa xa tiếng loa truyền thanh vang lên bài hát. Đất nước trọn niềm vui, thỉnh thoảng trên các đường làng, ngỗ xóm tốp 3-4 anh bộ đội giải phóng ba lô, con cóc lĩnh kỉnh trở về, tất cả đều chào hỏi vui mừng khôn xiết. Bà Thép ẵm cháu ngồi đầu hè nhìn ra, cô Mai đang quét sân thỉnh thoảng cũng ngóng ra ngoài ngõ, ngoài đường từng tốp bộ đội xuất ngũ về địa phương gọi với vào: Bác Thép ơi! Bác có khỏe không? Cháu là Lý con bà Quản xóm dưới đây, đất nước giải phóng rồi nay chúng cháu được về phục viên rồi. Còn cháu là Thảo con bố Sởn đây. Cháu là Chiến con mẹ Quyền xóm đình đây. Cô Mai ơi anh Quy nhà ta đã về chưa?.

Bà Thép, cô Mai nói với ra: Bác cảm ơn các cháu, bác khỏe, còn thằng Quy nhà bác chắc nó cũng sắp về đến nhà rồi. Phải không con? Bà nói nựng cháu trên tay: Bố cu cũng sắp về rồi, bố cũng mua nhiều quà cho bà cháu mình; nào là bánh kẹo; nào con búp bê biết nói, biết ngủ nữa…Mai lại gần nhìn mặt con rồi hỏi: Còn bố mua cho mẹ cái gì? Bà Thép nói: Bố chị còn phải hỏi nữa…thế nào nó cũng mang về cho chị cái khăn von và cái xe đạp để chị ra đồng. Cả nhà cười nói râm ran.

Kể đến đoạn này giọng Bàng như chùng xuống, trầm buồn, cái ngày gia đình nhận được tin báo tử cha: Hôm ấy, ông Phó chủ tịch xã, và anh bộ đội quân phục chỉnh tề, đeo xà cột, súng ngắn và vai khoác chiếc ba lô cũ bị rách nham nhở, cả hai chậm chạp đánh tiếng rồi bước vào. Ông phó chủ tịch: Ấy chà, mấy mẹ con, bà cháu có chuyện gì mà vui thế! Bà Thép: không vui sao được các bác, Sài Gòn giải phóng rồi, đất nước mình hòa bình, Nam Bắc một nhà, gia đình sum họp. Thật là trong mơ cũng không dám nghĩ tới phải không các bác, các chú!?. Ông Phó chủ tịch và anh bộ đội ngượng nghịu cười theo, bà Thép đưa cháu cho Mai bế và mời khách vào trong nhà.

 Anh bộ đội đặt chiếc ba lô, cái mũ ngay ngắn giữa bàn, hai người đứng lại gần nhau, hắng dọng như để lấy lại tinh thần, ông Phó chủ tịch nói. Thưa bà và chị, hôm nay thay mặt Đảng ủy, chính quyền, Mặt trận đoàn thể ở địa phương. Tôi cùng đ/c Tô Đình Phong, Thủ trưởng đơn vị của anh Quy nhà ta đây. Nghe đến tên Quy bà Thép sà lại chỗ anh bộ đội nắm tay hỏi han rối rít: May quá, đồng đội thằng Quy về đây rồi. Còn thằng Quy nhà bác nó ở đâu? Nó còn bận việc gì mà chưa về hả cháu? Em nó có khỏe không? Chắc nó cúng béo khỏe như mấy đứa xóm dưới chứ!? Không khỏe sao được, bộ đội Cụ Hồ mà. Phong thóang một chút bối rối trước những câu hỏi của bà Thép, anh nhìn sang ông Phó chủ tịch, ông Phó chủ tịch lại bên bà Thép và an ủi: Bà phải bình tĩnh cho chúng tôi làm nhiệm vụ chứ. Ông nói tiếp luôn: Bà và cô thấy đấy, mấy tháng nay cái làng nhỏ trong xã đây thôi mà buồn vui lẫn lộn quá! Gia đình nào có người thân trở về dù còn nguyên vẹn hay thương tích đều vui mừng khôn xiết. Gia đình nào người thân chưa về thì đứng ngồi không yên, như ngồi trên đống lửa thấp thỏm, mong ngóng. Còn gia đình nào chẳng may nhận tin báo tử chồng, con thì quả thật là tin sét đánh mang tai. Riêng xã ta đến nay đã ngần nửa số thanh niên có đi mà không có về, chiến tranh tàn khốc quá.

Nghe đến đó bà Thép và cô Mai sững người, mếu mó nhìn về phía chiếc ba lô, đồ vật trên bàn, linh tính như mách bảo, bà Thép sà lại ôm chiếc ba lô kêu khóc thảm thiết: Quy ơi con về đây sao? Trời ơi con trai tôi lúc ra đi trai tráng, khỏe mạnh. Sao nay lại về trong chiếc ba lô này? Con ơi, Mai ơi, cháu ơi bố con đây này. Mai ôm chặt con vào lòng khóc thút thít, thàng bé bị mẹ ôm chặt thỉnh thoảng lại khóc ré lên oe, oe… bà Thép tóc tai xõa sợi bà như điên dại kêu khóc kể lể.

Anh bộ đội tiếp lời: Gia đình ta hãy tự hào về sự hy sinh anh dũng của đ/c Quy. Trong một trận đánh cuối cùng để bộ đội ta vượt qua cầu Sài Gòn tiến vào giải phóng nội đô, kẻ thù đã tự thủ chống trả quyết liệt, khẩu súng máy trong công sự kiên cố của địch liên tiếp xả đạn, làm ta thương vong nhiều. Quy đã xin tôi được xông lên tiêu diệt. Tôi chưa kịp ra quyết định thì cậu đã ôm quả bóc phá băng về phía trước. Lô cốt địch nổ tung, tiếng súng địch tắt lịm. khói, lủa bao trùm, Quy bị vùi lấp trong đống đổ nát đó, vết thương đầy người. Tôi bồng Quy trên tay, cậu ấy chỉ còn thoi thóp và chỉ kịp trao lại cho tôi những kỷ vật này, và dặn hãy gửi về cho mẹ và vợ tôi, tôi xin lỗi họ…rồi anh trút hơi thở cuối cùng trên tay tôi.

Anh bộ đội lau dòng nước mắt chảy trên má, tay run run mở ba lô lấy ra từng kỷ vật của Quy; chiếc bình tông đựng nước, bị đạn làm thủng mấy lỗ; chiếc lược chải đầu bằng xác máy may; mấy lá thư. Mai lao tới lấy một lá thư mở ra xem, trong lá thư có kẹp một lá Bàng khô rơi ra. Mai nhặt lên đọc, giọng Quy vọng về: :…Nhận được thư và trong lá bàng  em nói. Ở nhà mẹ và em vẫn khỏe, em đã có mang. Anh đặt tên con là gì? Anh mừng lắm, thằng cu hay cái hĩm em nhớ đặt tên con là Bàng. Cây bàng vuông em nhá. Đất nước  giải phóng rồi, anh sẽ đưa mẹ, em và con đi thăm khắp mọi miền của đất nước, ra cả đảo nữa em nhé. Sau này con lớn, chúng mình sẽ cho con nối đường binh nghiệp em nhá, mà làm lính Hải quân cho oách.

Từ ngày nhận được giấy báo tử Quy đã anh dũng hi sinh, bà Thép buồn phiền thương con, thương cháu nên bà lâm bệnh nặng, mặc dù được con dâu tận tình chăm sóc nhưng sau 3 năm bà đã qua đời. Chồng hy sinh, mẹ chồng mất, Mai không đi bước nữa mà ở vậy thờ chồng, nuôi con khôn lớn trưởng thành. Anh học xong đại học kiến trúc sư và đã làm việc tại sở KH ĐT của tỉnh. Thương mẹ ở nhà một mình, tuần nào cứ đến thứ bảy, chủ nhật Bàng đều về thăm mẹ. Tuần này không biết có chuyện gì mà mới thứ tư trong tuần anh đã về với mẹ. Thấy vậy, Mai chủ động hỏi con: Bàng này, mẹ hỏi không phải nhưng có chuyện gì không mà nay mới đầu tuần con đã về với mẹ rồi. Từ sáng đến gờ mẹ để ý như con có chuyện gì muốc nói với mẹ phải không?. Bàng: Mẹ tinh thật, chỉ được cái khéo bắt thóp là nhanh. Mai cười nhìn con trìu mến rồi nói: Cha bố anh, tôi đẻ ra anh mà tôi còn không biết tính anh. Rồi mẹ, con cười vui vẻ, hạnh phúc. Nhân lúc mẹ vui Bàng đặt vấn đề với mẹ: Mẹ ơi, mẹ không hỏi thì con cũng định xin thưa mẹ vào tối nay, vậy giờ con xin được nói luôn, nhưng trước khi nói ra con xin mẹ hứa cho con thực hiện ước mơ của mình, mẹ nhé. Mai cười nói: Ừ mẹ hứa nhưng mẹ cũng biết tỏng rồi. Cưới vợ phải không, theo mẹ lẽ ra con phải cưới ngay cái ngày con mới ra trường ấy chứ. Tôi nghiệp con Hà, yêu con từ thủa chăn trâu. Vậy mà con để lâu quá, thật tội nghiệp con bé, phụ nữ có thời… Cưới ngay đi con.

Anh tranh thủ câu mẹ nói đồng ý để lái sang chuyện của mình: Mẹ đồng ý rồi nhá, hoan hô mẹ. Mẹ ơi con đã làm đơn tình nguyện vào quân đội và trúng tuyển rồi mẹ ạ. Khó lắm, quân đội bấy giờ trang bị nhiều vũ khí hiện đại lắm nên rất cần những người như chúng con, có sức khỏe và có trình độ này. Mai nghe nói đến đó, chị quát lên: Thôi đi, rồi chị ngất đi…Anh sợ quá, vội lấy tay day hai bến thái dương cho mẹ vừa nói: Mẹ ơi, tỉnh dậy đi mẹ con sai rồi, con sai rồi mẹ ơi. Mai dần tỉnh ngồi bật dậy, nói gấp gáp van xin con: Con nghe mẹ hãy rút đơn lại ngay, con là đối tượng chính sách cơ mà; ông nội con thì hy sinh chỉ sau khi biết mặt bố con 1 tháng; còn bố con thì hy sinh thậm chí không biết mặt con. Mai đứng dậy tiến đến bàn thờ chồng để thắp hương vừa khóc vừa khấn. Ông ơi, ông sống khôn chết thiêng, ông về đây  mà xem con trai ông nó báo hiếu chúng ta như thế này đây này. Bàng đứng dậy lại bên mẹ an ủi, giải thích với mẹ: Mẹ ơi, Trường sa hôm nay được Đảng, Nhà nước và nhân dân đất liền đầu tư nhiều lắm mẹ ạ. Huyện đảo Trường sa đến nay cũng có điện sáng 24/24h, có trường học cho học sinh, có trạm y tế chăm sóc sức khỏe cho nhân dân và có cả nhà chùa nữa. Hiện đại lắm mẹ ơi, có cả sóng VINASAT và sóng phát thanh, Truyền hình nữa. Vui lắm mẹ ơi.

Mai không trả lời mà  lại dọn dẹp lại bàn thờ. Tình cờ chiếc lá bàng vuông cô gửi cho chồng ngoài mặt trận lại bay xuống đất, chị cầm lên nước mắt lưng tròng. (Tiếng của Quy vọng về), nhận được thư và trong lá bàng  em nói. Ở nhà mẹ và em vẫn khỏe, em đã có mang. Anh đặt tên con là gì? Anh mừng lắm, thằng cu hay cái hĩm em nhớ đặt tên con là Bàng. Cây bàng vuông em nhá. Đất nước  giải phóng rồi, anh sẽ đưa mẹ, em và con đi thăm khắp mọi miền của đất nước, ra cả đảo nữa em nhé. Sau này con lớn, chúng mình sẽ cho con nối đường binh nghiệp em nhá, mà làm lính Hải quân cho oách.

Mai lau nước mắt, chị nói: Thôi được, nhưng anh cũng phải nghe mẹ. Tuần này phải tổ chức đám cưới ngay, để tôi có cháu tôi bồng. Được mẹ đồng ý, Quy nhẩy cẫng lên, anh đưa tay lên trán chào theo nghi thức quân đội. Con xin tuân lệnh đ/c mẹ.

Đến đây, ánh mặt trời cũng vừa lặn sau lớp thủy triều xa xa. Bàng ngừng kể và dục các chiến sỹ. Thôi tối rồi, ta về các đ/c, và đâu đó trên đường về doanh trại, các anh nghe rõ lời bài hát… tôi đang nghe tổ quốc gọi tên mình…phát ra từ chiếc radio của ai đó trên đảo./.

 

                                                                                                               Tháng 8, năm 2015

                                                                                                                       Tiến Lâm

In Gửi Email
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay:

Hôm qua:

Trong tuần:

Tất cả:

Thống kê hồ sơ